Chú thích Doãn Kế Thiện (nhà Thanh)

  1. Viên Mai – tlđd, quyển 3 – Văn Hoa điện đại học sĩ Doãn Văn Đoan công thần đạo bi cho biết vào năm 1764, Càn Long đế tổ chức thọ yến 70 tuổi cho Doãn Kế Thiện, từ đó ta biết năm sinh của ông
  2. 1 2 3 4 5 6 Viên Mai – tlđd, quyển 3 – Văn Hoa điện đại học sĩ Doãn Văn Đoan công thần đạo bi
  3. Viên Mai – tlđd, quyển 9 – Bại sự nhị tắc
  4. Từ Kha – tlđd, Doãn Thái dữ Từ phu nhân trùng hành hợp cẩn
  5. Mãn Châu thị tộc thông phổ, tlđd
  6. 1 2 3 Thanh sử cảo quyển 289, liệt truyện 76 – Doãn Thái truyện
  7. Viên Mai – tlđd không nhắc đến thời gian cụ thể, ở đây người viết căn cứ vào Thanh sử cảo quyển 8, Bản kỷ 8 – Thánh Tổ bản kỷ 3
  8. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Thanh sử cảo, tlđd
  9. Viên Mai – tlđd chép nguyên văn là “青狐” (thanh: màu xanh; hồ: con cáo). Thanh hồ là loài cáo trắng, mùa đông có màu lông trắng thuần, từ xuân đến hè chuyển sang màu tro xanh (thanh hôi)
  10. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “漕规” (tào: vận tải đường thủy; quy: khuôn phép). Theo Cao Tường – tlđd, từ thời Khang Hi đến đầu thời Ung Chánh, Giang Tô trưng thu lương thực, sinh nhiều tệ đoan, có quan viên địa phương lấy danh nghĩa thu cước phí, một đấu lấy đi 6 – 7 thăng, ngoài ra còn lập danh mục khống để bóc lột nhân dân. Khi Ngạc Nhĩ Thái nhiệm chức Tô Châu bố chánh sứ, từng tìm cách chỉnh lý, nhưng mới đề xuất phương án sơ bộ thì lập tức bị điều đi Quảng Tây. Thanh sử cảo, tlđd chép sự kiện này rất giản lược, nhưng có thể khẳng định Doãn Kế Thiện đã chấm dứt triệt để hành vi bóc lột thông qua tào vận của quan viên Lưỡng Giang, kéo dài đến vài mươi năm
  11. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “平粜”. Đời xưa, gặp năm mất mùa, giá gạo tăng cao, chánh phủ đem gạo trong kho công ra bán rẻ để bình ổn giá, gọi hoạt động này là “bình thiếu”
  12. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “常平仓” (thường: luôn, hằng; bình: bằng, ngang; thương: kho thóc). Đời xưa, hoạt động tích trữ lương thực của chánh phủ, nhằm phục vụ mục đích bình ổn giá cả, gọi là “thường bình thương”
  13. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “厘定” (li: sửa sang; định: xếp đặt)
  14. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “沙船”. Sa thuyền, gọi đầy đủ là Phòng sa bình để thuyền (thuyền đáy bằng chống cát) là một loại thuyền vận tải đường biển của Trung Quốc, xuất hiện và phát triển từ đời ĐườngTống, đáp ứng nhu cầu đi lại ở các khu vực biển nông ở phương bắc. Theo Mao Nguyên Nghi (đời Minh) – Vũ bị chí – quân tư thừa, sa thuyền: “Sa thuyền có thể điều hướng để lấy gió ngược, nhưng chỉ tiện ở bắc dương, mà bất tiện ở nam dương, vì bắc dương nông còn nam dương sâu. Sa thuyền có đáy bằng, không thể phá sóng lớn của nước sâu. Bắc dương có sóng cổn đồ (cổn: cuồn cuộn; đồ: lấp, xóa), Phúc thuyền, Thương Sơn thuyền đáy nhọn, sợ nhất sóng này, sa thuyền lại không sợ.” Ngụy Nguyên – Thánh vũ ký, quyển 14: “Xin nói về việc làm thuyền,... gọi là sa thuyền, điều hướng để lấy gió, có 3 cột hoặc 5 cột, ngày đi ngàn dặm, buồm lớn kéo ra, vượt quá bên mạn, sông bể đều được.”
  15. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “汛/tấn”, là công trình quân sự tại địa phương, cấp bậc thấp hơn Trấn
  16. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “赶缯” (cản: đuổi theo; tăng: lụa (các loại nói chung)). Cản tăng thuyền là một loại thuyền gỗ của Trung Quốc, có thể dùng để chiến đấu, đánh cá hoặc chở hàng. Thuyền chia ra cỡ lớn (dài 36 m, rộng 7 m, mang được 30 thủy thủ, 80 thủy binh) và vừa (dài 23 m, rộng 6 m, mang được 20 thủy thủ, 60 thủy binh), đều có 2 cột, 2 bánh lái và 2 mỏ neo
  17. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “缉私” (tập: lùng bắt; tư: tài sản riêng). Tập tư, đầy đủ là 查缉走私/tra tập tẩu tư, nghĩa là tra xét và lùng bắt hành vi tẩu tán hàng hóa thuộc ngành kinh doanh độc quyền của chánh quyền (ở đây cụ thể là muối). Hoàng Lục Hồng – Phúc Huệ toàn thư quyển 30 – Thứ chánh bộ, Nghiêm tập tư phiến: “Dù theo lệ, châu huyện có Tập tư, Bộ tráng (bộ: đuổi bắt, tráng: tráng đinh), nhưng Tư phiến (tư: nt, phiến: buôn bán; nghĩa đen là buôn bán tư nhân, nhưng ở đây là buôn lậu muối) cũng theo lệ có quy tắc Nạp tráng.”
  18. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “攸乐”, tên gọi của một dân tộc thiểu số ở Vân Nam, theo cách dịch âm có từ đời Hán, hiện nay họ tự xưng là Cơ Nặc. Ở đây có thể là địa danh, tức khu vực ngày nay là hương Cơ Nặc, huyện Cảnh Hồng
  19. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “六囤”, 囤/độn là một loại công sự phòng ngự, lấy rào gỗ làm tường, đắp thêm đất đá cho vững chắc – vốn là phương pháp đắp đê của người Trung Quốc; theo Lưu Hy – Dịch danh – Dịch cung thất: “Độn, 也/đồn đấy, 屯聚/đồn tụ ấy đấy.” Đời Nguyên từng thiết lập 46 độn Man Di thiên hộ sở để quản lý các dân tộc thiểu số ở Tứ Xuyên. Người viết cho rằng Lục Độn ở đây không phải là địa danh, mà 6 nhóm dân tộc thiểu số, nhưng chưa xác định được
  20. Thổ Hoàng Hà là một trong những tên gọi của Đà Nương Giang, ngoài ra còn có những tên gọi khác là Đồng Xá Hà, Đà Dương Giang. Đà Nương Giang là một khúc sông thuộc Úc Giang. Úc Giang ở đầu nguồn gọi là Đạt Lương Hà, bắc lưu (nhánh phía bắc) đến trấn Bát Đạt, huyện Tây Lâm, địa cấp thị Bách Sắc, sau khi nhập vào A Khoa Hà thì gọi là Đà Nương Giang. Tương truyền cái tên Đà Nương Giang có từ đời Bắc Tống, vì mẹ của Nông Trí Cao từng qua sông này. Hiện nay cái tên Thổ Hoàng Hà không còn thông dụng, nhưng vẫn còn địa danh: tại thôn Thổ Hoàng thuộc trấn Bát Đạt có đặt một trong 4 trạm thủy điện của Đà Nương Giang
  21. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “策应”. Sách ứng là hình thứ hỗ trợ tác chiến, nhưng độc lập chỉ huy
  22. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “黄强/hoàng cường”, tức là “黄水之强/hoàng thủy chi cường”. Hoàng (màu vàng) thủy (nước) nghĩa đen là chất lỏng màu vàng tiết ra khỏi vết thương hở trên cơ thể, ở đây được hiểu là “泛滥的洪水/phiếm lạm đích hồng thủy” (nước lụt gây tràn bờ). VD: Điền Hán – vở kịch Hồng Thủy có câu: “Địa điểm: cái đê lớn ở giữa hoàng thủy nam xâm.”
  23. Thanh sử cảo, tlđd chép nguyên văn là “上江/thượng giang”. Thượng Giang có 2 nghĩa thông dụng: 1. thượng du Trường Giang. 2. Vì Trường Giang chảy từ An Huy xuống Giang Tô, nên An Huy có tên gọi phiểm chỉ là Thượng Giang, Giang Tô là Hạ Giang. Ở đây người viết cho rằng nghĩa thứ 2 phù hợp hơn
  24. Từ Kha – tlđd, Doãn Văn Đoan nữ vi hoàng tử phi

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Doãn Kế Thiện (nhà Thanh) http://www.historychina.net/zz/355148.shtml http://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=210324&rema... http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=456754&rema... http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=493560 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=879778 http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=953049#lib6... http://ctext.org/wiki.pl?if=gb&res=804635 https://zh.wikisource.org/zh/%E5%B0%8F%E5%80%89%E5... https://zh.wikisource.org/zh/%E6%B8%85%E5%8F%B2%E7...